Trổ tài tái chế 10 chai nhựa thành đồ dùng gia đình siêu dễ
Việt Nam là một trong những nước báo động đỏ vì ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng mà trong đó chai nhựa là chiếm phần lớn. Bạn có muốn học các cách tái chế chai nhựa để tạo ra những vật dụng hữu ích cho gia đình và góp phần bảo vệ môi trường?
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm 2018. Vì thế, thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khuyến cáo mọi người nên hạn chế những sản phẩm tái chế từ chai nhựa.
Chai nhựa là một vật dụng chiếm phần lớn rác thải nhựa nhưng cũng là một chất liệu khá hữu ích trong cuộc sống của bạn và gia đình. Để góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe, bạn có thể áp dụng 10 cách làm sản phẩm tái chế từ chai nhựa sau đây nhé.
1. Dùng vỏ chai để bảo vệ ống kính máy ảnh
Thay vì bạn ném vỏ chai nhựa không phân hủy được làm tăng rủi ro ô nhiễm môi trường thì có thể sử dụng chai nhựa tái chếđể làm bảo vệ ống kính máy ảnh đắt tiền khỏi bị trầy xước.
Bạn dùng dao rọc giấy cắt phần đế của chai nhựa có đường kính bằng với ống kính máy ảnh rồi chụp gọn lên ống kính và cất giữ cẩn thận để tránh trầy xước khi di chuyển.
2. Cách tái chế vỏ chai làm chổi quét nhà
Vỏ chai không chỉ có công dụng là đựng chất lỏng mà bạn còn có thể tái chế thành những chiếc chổi nhỏ xinh để quét nhà. Đây là một sản phẩm tái chế từ chai nhựa rất độc đáo mà có thể bạn chưa nghĩ đến đâu nhé!
Bạn hãy chuẩn bị 3-4 chai nhựa (khoảng 1,5l), dao rọc giấy, kéo, dây thun và khúc gỗ làm tay cầm rồi thực hiện các bước sau đây:
– Dùng dao rọc giấy cắt bỏ phần đáy, giữ lại phần thân chai.
– Dùng kéo cắt dọc theo thân chai, cắt sợi càng nhỏ thì chổi sẽ quét sạch hơn.
– Chai thứ nhất bạn chừa lại phần cổ chai để gắn cán chổi, từ chai thứ hai trở đi thì cắt bỏ phần cổ chai, chỉ chừa lại phần thân.
– Xếp chồng phần thân chai đã cắt lên vỏ chai có cổ để làm lông chổi.
– Dùng tuốc nơ vít để đục một lỗ gần cổ chai rồi đưa dây thun vào tách phần lông chổi ra cho dễ quét và cố định 2 đầu dây thun ở miệng chai.
– Cuối cùng bạn đóng que gỗ vào miệng chai rồi dùng đinh cố định lại là sẽ có một cây chổi quét nhà tiện dụng.
Bạn có thể sử dụng chổi nhựa để tái chế đồ nhựa này để quét lá khô ngoài sân, vừa trông ngộ nghĩnh lại tiện lợi và tiết kiệm!
>
3. Tận dụng chai nhựa để tưới nước cho cây
Thay vì dùng bình tưới nước, một cách làm đồ tái chế đơn giản bằng chai nhựa đơn giản và phổ biến là đục lỗ nhỏ trên nắp chai nhựa để tưới nước cho cây. Bạn lưu ý điều chỉnh các lỗ nhỏ trên nắp chai để tránh tình trạng tưới nước quá nhiều hay quá ít cho cây.
Bạn cũng có thể làm hệ thống tự động tưới nước cho cây bằng cách cắt bỏ phần đáy của chai rồi dùng vật nhọn tạo vài lỗ trên nắp chai. Tiếp đến, bạn đặt úp ngược chai vào chậu cây rồi dùng đất lấp chai để chai đứng vững. Bạn từ từ đổ nước vào chai để nước men theo lỗ trên nắp chai thoát ra và ngấm vào đất từ từ.
Khi chọn loại chai tưới nước cho cây, bạn hãy chọn nhựa không chứa BPA để tốt cho cây trồng và tốt cho sức khỏe của bạn.
BPA là một chất hóa học nguy hiểm có thể phá hoạt nội tiết (Endocrine disruptor), gây ra khối u ung thư, làm nhiễm Melamin, các và các rối loạn phát triển khác.
>>> Xem thêm:
4. Cách tái chế chai nhựa thành chậu hoa
Nếu bạn muốn trang trí cho góc làm việc của mình thêm bắt mắt thì có thể thiết kế lọ hoa để bàn từ chai nhựa. Bạn có thể làm chai nhựa để bàn theo những bước dưới đây:
- Dùng dao rọc giấy cắt chai nhựa 1,5l làm đôi.
- Dùng bút vẽ phác họa hình mèo hoặc thỏ rồi sau đó bạn cắt theo đường vẽ.
- Sơn màu trắng cho chai nhựa rồi dùng bút khắc gỗ để trang trí hình mèo theo ý thích.
- Cho đất và hạt mầm vào chậu rồi chăm sóc hàng ngày.
>>> Xem thêm:
5. Dùng chai nhựa để tách lòng đỏ trứng
Nếu bạn muốn tách lòng đỏ khỏi lòng trắng trứng nhanh thì có thể sử dụng chai nhựa để hút lòng đỏ.
Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần đập trứng ra một cái bát (chén), rồi bóp nhẹ chai nhựa để hút lòng đỏ để riêng sang một bát khác. Lòng trắng trứng lúc này đã tách được lòng đỏ hoàn toàn nên giúp bạn chế biến món ăn dễ dàng.
6. Tái chế nắp chai nhựa để xâu kim
Kim chỉ là những vật nhọn bạn cần bảo vệ cẩn thận, đặc biệt là khi có trẻ con ở nhà.
Bạn hãy cho bông gòn vào một miếng vải nhỏ rồi cuộn lại bằng thun hay thắt nút để giữ bông. Kế đến bạn bắn keo vào bên trong nắp chai và gắn phần bông vừa cuộn vào. Như vậy, bạn đã có những chỗ để kim tuyệt vời khi khâu vá rồi đấy.
7. Cách tái chế chai nhựa để trồng cây
Chai nhựa không chỉ để dùng tưới nước cho cây mà cũng được nhiều người lựa chọn để trồng cây theo kiểu vườn treo giúp tiết kiệm diện tích và trang trí cho ngôi nhà.
Bạn có thể sử dụng chai nhựa 1,5l rồi dùng dao rọc giấy đục một lỗ ở giữa thân chai. Tiếp theo bạn đục lỗ 4 góc xung quanh chai rồi xỏ dây qua lỗ đã đục và treo chai lên tường. Sau khi đã treo chai lên tường, bạn cho đất vào chai rồi gieo hạt.
Một cách làm vật dụng từ chai nhựa đơn giản hơn để trồng cây là bạn có thể cắt phần đầu chai nhựa và giữ lại phần thân dài vừa đủ để trồng cây. Sau đó, bạn cho đất và hạt mầm vào chai rồi chăm sóc cây hàng ngày.
8. Cách tái chế chai nhựa để đựng đồ đạc
Những chiếc chai nhựa tưởng chừng vô dụng lại có thể được bạn tận dụng cho gia đình nhỏ của mình để đựng bàn chải đánh răng. Bạn cần chuẩn bị chai nhựa, bút lông, dao rọc giấy, 3 miệng chai đã cắt sẵn rồi thực hiện những bước dưới đây để có lọ đựng tiện dụng.
- Canh phần giữa của thân chai rồi dùng bút lông để vẽ hai đường tròn và cắt phần thân đi.
- Giữ lại phần đầu và đáy của chai rồi ghép chúng lại bằng keo để làm thành 1 chai nước nhỏ.
- Dùng dao rọc giấy tách thành 3 hình tròn vừa với miệng chai bạn đã cắt sẵn.
- Gắn miệng chai vào lỗ đã cắt và cố định lại bằng súng bắn keo rồi cho bàn chải vào lọ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tái chế chai nhựa thành hộp bút bằng cách cắt nửa vỏ chai nước rồi trang trí lên chai tùy thích. Sau đó, bạn dán chai lên tường bằng keo hoặc để nơi nào tiện dụng. Kế đến, bạn chỉ việc cho các đồ dùng của mình vào như kéo, băng keo, bút, thước kẻ… Cách tái chế chai nhựa này khá tiện dụng cho gia đình bạn vì giúp nhà cửa gọn gàng hơn.
9. Cách tái chế chai nhựa để làm giá sách
Nước xả vải hay nước giặt sau khi đã sử dụng hết bạn có thể dùng vỏ chai để tái sử dụng chai nhựa làm giá đựng sách. Bạn hãy làm giá sách theo những bước dưới đây:
- Tận dụng 6 chai nhựa nước xả vải lớn rồi cắt chúng theo hình ảnh minh họa.
- Chuẩn bị thêm một miếng gỗ lớn (dài 50cm rộng 25cm) rồi sơn màu cho gỗ.
- Dùng ốc vít để gắn các chai nhựa đã cắt lên tấm gỗ.
10. Cách tái chế chai nhựa thành đồ chơi cho bé
Bạn có thể sử dụng chai nhựa của nước xả vải rồi vẽ hình và cắt vỏ chai như hình minh họa để tạo thành xẻng xúc cát cho bé chơi khi đi biển.
Bạn nên chọn loại chai nhựa của những sản phẩm nước xả vải, nước giặt có nguồn gốc thực vật với bao bì thân thiện môi trường để làm xẻng đồ chơi cho con. Trên chai nhựa của các dòng sản phẩm này thường dán nhãn How2Recycle để bạn biết chất liệu có thể tái chế được.
Không chỉ để ý đến nhựa của chai nước xả vải, bạn cũng nên biết cách chọn vật dụng nhựa an toàn cho sức khỏe của gia đình. Một số loại nhựa nguy hiểm cho sức khỏe có chứa , bình nước cho bé hoặc nhựa có chứa chất phthalates làm thành chai dầu gội, hộp đựng thức ăn, mỹ phẩm…
Mẹ khi mang bầu hay bé tiếp xúc với những chất độc hại này có nguy cơ làm trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, và hành vi của trẻ. Nếu bé là con trai thì nhựa có thể ảnh hưởng xấu đến . Người lớn có thể tăng nguy cơ bị ung thư, phụ nữ dễ sảy thai, nhiễm trùng, thay đổi khi thường xuyên tiếp xúc với hóa chất trong nhựa.
Tốt hơn hết bạn nên kiểm tra thành phần của bất kỳ món đồ nhựa nào trước khi mua chúng về sử dụng. Bạn không nên chọn những loại nhựa có mã số 3, 6, 7 vì đây là những loại nhựa có chứa hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe. Thay vào đó, bạn có thể chọn loại nhựa an toàn cho gia đình có mã 1, 2, 4, 5.
Thay vì vứt bỏ những loại chai nhựa gây áp lực lên môi trường sống thì bạn có thể chọn lựa những loại nhựa có thể tái chế và biến chúng thành những vật dụng hữu ích cho gia đình. Khi hạn chế được lượng rác thải ra khỏi môi trường là bạn đã phần nào thực hiện lối sống xanh và bảo vệ sức khỏe rồi đấy.
Nhận xét
Đăng nhận xét